Chúng tôi xin giới thiệu một số mẹo nhỏ dò lỗi máy tính, cách sửa các lỗi phần cứng, phương pháp nối mạng cũng như sửa các lỗi phần mềm trên Windows- HĐH hiện đang phổ biến.
Nếu bạn sử dụng một máy tính tại nhà hay tại văn phòng, chỉ dẫn sau sẽ là cẩm nang trợ giúp kỳ diệu giúp bạn chuẩn đoán và dò các lỗi máy tính cơ bản. Có một số kỹ thuật cơ bản mà bạn nên tìm hiểu về chúng. Khi gặp lỗi khởi động chậm, có một số thủ thuật nhỏ cơ bản giúp bạn tăng tốc độ máy tính.
1. Tiện ích Windows Defragmenter: Bạn có thể sử dụng tiện ích này bằng cách vào Start > Programs > Accessories > System tools > Disk defragmenter. Tiện ích được cài sẵn trên hệ điều hành Window này sẽ tự động phân tích toàn bộ khoảng trống trên ổ cứng, chống phân mảnh ổ và xoá tất cả các tập tin dư thừa.
2. Tắt các chương trình không cần thiết: Bạn hãy vào Start > Run > Msconfig > Startup, tại đây đóng các chương trình không mong muốn ở Window startup sẽ làm tăng thời gian khởi động window do đó cũng tăng tốc độ máy tính.
3. Tăng RAM: Lắp thêm thanh Ram vào hệ thống sẽ giúp tăng tốc máy tính.
4. Dọn dẹp ổ đĩa: Sử dụng tiện ích dọn ổ đĩa bạn chọn Start > Programs > Accessories > System tools > Diskclean up, bạn có thể xóa các chương trình và các tập tin không mong muốn ra khỏi máy tính để tăng tốc độ máy tính.
5. Dọn dẹp thùng rác: Khi xóa một tập tin hay thư mục từ máy tính trước hết các tập tin đó sẽ được chứa trong thùng rác và chiếm không gian ổ đĩa C. Dọn dẹp thùng rác là việc làm bắt buộc để xóa toàn bộ các tập tin hay thư mục và dung lượng ổ C đã sẵn sàng để dùng lại.
6. Xóa các tập tin lưu trữ tạm thời: Xóa các tập tin tạm thời và các cookie trên máy tính giúp tốc độ máy tính cao hơn. Vào Internet explorer > Tools > Internet options > Generals > Settings > View files > xóa tất cả các tập tin lưu trữ.
Sau đây bạn sẽ tìm hiểu một số phương pháp khắc phục sự cố máy tính cơ bản.
1. Thử nghiệm và lỗi: Khi phát hiện một thiết bị máy tính bị lỗi, trước tiên hãy kiểm tra chúng trên các máy tính khác để chắc chắn rằng liệu có phải lỗi là do chính thành phần đó hỏng hay không.
2. Kiểm tra cáp: Trong trường hợp không phát hiện ra thiết bị nào bị hỏng, kiểm tra tất cả cáp máy tính bao gồm cáp dữ liệu, cáp nguồn, cáp mạch điện trong.. để chắc chắn rằng tất cả các cáp đang hoạt động tốt.
3. Thiết lập phần cứng: Kiểm tra các thiết lập phần cứng trong CMOS và trong bộ quản lý thiết bị của hệ thống, tạo tất cả các trình điều khiển thiết bị và cập nhật tất cả card cắm trên máy tính.
4. Chú ý các thay đổi: Khi bạn để ý thấy lỗi một phần cứng hay phần mềm trên máy tính, hãy xác định điều gì đã thay đổi trước khi vấn đề xảy ra.
5. Tổng quát sự kiện: Sử dụng tiện ích tổng quát sự kiện bằng cách vào to Start > Control panel > Administrative tools > Event viewer. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy lỗi hoặc các cảnh báo của bất kì một lỗi phần cứng hay phần mềm nào.
6. Tạo các ghi chú: Xử lý sự cố là môi trường học tập hữu ích, chúng ta có thể học được rất nhiều khi đối phó với đủ loại lỗi trên máy tính. Hãy ghi chú lại tất cả các cảnh báo lỗi và phương pháp khắc phục, qua đó bạn sẽ có một cuốn sổ chỉ dẫn các phát hiện và xử lý lỗi máy tính.
Nếu bạn chẳng may làm mất hay xóa đi dữ liệu quan trọng của công ty, điều này có thể gây ra phiền phức lớn cho công ty và cho chính bạn. Nếu bạn là nhà quản trị hệ thống hay một kỹ thuật viên phần cứng và phải chịu trách nhiệm với toàn bộ dữ liệu của công ty, nhiệm vụ của bạn là trang bị cho mình hệ thống và các tiện ích khôi phục dữ liệu chính xác. Nếu bạn không có gì trong tay và gặp phải những vấn đề như vậy, có thể sẽ gây ra sự mất mát tài chính trong công ty trong trường hợp xóa bỏ hoàn toàn dữ liệu và lãng phí nhiều thời gian quý báu. Hãy làm theo vài thủ thuật nhỏ sau để khôi phục dữ liệu bị mất.
1. Sử dụng một số tiện ích khôi phục dữ liệu như SoftPerfect File Recovery, Recovery My Files và tiện íchHandy Recovery miễn phí
2. Nếu bạn chịu trách nhiệm quản trị dữ liệu và hệ thống, sử dụng các ổ sao lưu và thường xuyên sao chép lại toàn bộ dữ liệu trên máy chủ sang ổ đó.
3. Sử dụng UPS và các máy phát điện nếu thường xuyên xảy ra các lỗi nguồn bởi vì việc máy tính bị ngắt đột ngột có thể phá hỏng máy chủ và các hệ thống khác.
4. Luôn giữ cho môi trường đặt máy chủ không ẩm ướt và bụi bẩn.
Dưới đây là các tiếng bip kết hợp với IBP bios.
Nếu bạn sử dụng một máy tính tại nhà hay tại văn phòng, chỉ dẫn sau sẽ là cẩm nang trợ giúp kỳ diệu giúp bạn chuẩn đoán và dò các lỗi máy tính cơ bản. Có một số kỹ thuật cơ bản mà bạn nên tìm hiểu về chúng. Khi gặp lỗi khởi động chậm, có một số thủ thuật nhỏ cơ bản giúp bạn tăng tốc độ máy tính.
Cách tăng tốc máy tính
1. Tiện ích Windows Defragmenter: Bạn có thể sử dụng tiện ích này bằng cách vào Start > Programs > Accessories > System tools > Disk defragmenter. Tiện ích được cài sẵn trên hệ điều hành Window này sẽ tự động phân tích toàn bộ khoảng trống trên ổ cứng, chống phân mảnh ổ và xoá tất cả các tập tin dư thừa.
2. Tắt các chương trình không cần thiết: Bạn hãy vào Start > Run > Msconfig > Startup, tại đây đóng các chương trình không mong muốn ở Window startup sẽ làm tăng thời gian khởi động window do đó cũng tăng tốc độ máy tính.
3. Tăng RAM: Lắp thêm thanh Ram vào hệ thống sẽ giúp tăng tốc máy tính.
4. Dọn dẹp ổ đĩa: Sử dụng tiện ích dọn ổ đĩa bạn chọn Start > Programs > Accessories > System tools > Diskclean up, bạn có thể xóa các chương trình và các tập tin không mong muốn ra khỏi máy tính để tăng tốc độ máy tính.
5. Dọn dẹp thùng rác: Khi xóa một tập tin hay thư mục từ máy tính trước hết các tập tin đó sẽ được chứa trong thùng rác và chiếm không gian ổ đĩa C. Dọn dẹp thùng rác là việc làm bắt buộc để xóa toàn bộ các tập tin hay thư mục và dung lượng ổ C đã sẵn sàng để dùng lại.
6. Xóa các tập tin lưu trữ tạm thời: Xóa các tập tin tạm thời và các cookie trên máy tính giúp tốc độ máy tính cao hơn. Vào Internet explorer > Tools > Internet options > Generals > Settings > View files > xóa tất cả các tập tin lưu trữ.
Cách khắc phục sự cố máy tính
Sau đây bạn sẽ tìm hiểu một số phương pháp khắc phục sự cố máy tính cơ bản.
1. Thử nghiệm và lỗi: Khi phát hiện một thiết bị máy tính bị lỗi, trước tiên hãy kiểm tra chúng trên các máy tính khác để chắc chắn rằng liệu có phải lỗi là do chính thành phần đó hỏng hay không.
2. Kiểm tra cáp: Trong trường hợp không phát hiện ra thiết bị nào bị hỏng, kiểm tra tất cả cáp máy tính bao gồm cáp dữ liệu, cáp nguồn, cáp mạch điện trong.. để chắc chắn rằng tất cả các cáp đang hoạt động tốt.
3. Thiết lập phần cứng: Kiểm tra các thiết lập phần cứng trong CMOS và trong bộ quản lý thiết bị của hệ thống, tạo tất cả các trình điều khiển thiết bị và cập nhật tất cả card cắm trên máy tính.
4. Chú ý các thay đổi: Khi bạn để ý thấy lỗi một phần cứng hay phần mềm trên máy tính, hãy xác định điều gì đã thay đổi trước khi vấn đề xảy ra.
5. Tổng quát sự kiện: Sử dụng tiện ích tổng quát sự kiện bằng cách vào to Start > Control panel > Administrative tools > Event viewer. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy lỗi hoặc các cảnh báo của bất kì một lỗi phần cứng hay phần mềm nào.
6. Tạo các ghi chú: Xử lý sự cố là môi trường học tập hữu ích, chúng ta có thể học được rất nhiều khi đối phó với đủ loại lỗi trên máy tính. Hãy ghi chú lại tất cả các cảnh báo lỗi và phương pháp khắc phục, qua đó bạn sẽ có một cuốn sổ chỉ dẫn các phát hiện và xử lý lỗi máy tính.
Các thủ thuật khôi phục dữ liệu
Nếu bạn chẳng may làm mất hay xóa đi dữ liệu quan trọng của công ty, điều này có thể gây ra phiền phức lớn cho công ty và cho chính bạn. Nếu bạn là nhà quản trị hệ thống hay một kỹ thuật viên phần cứng và phải chịu trách nhiệm với toàn bộ dữ liệu của công ty, nhiệm vụ của bạn là trang bị cho mình hệ thống và các tiện ích khôi phục dữ liệu chính xác. Nếu bạn không có gì trong tay và gặp phải những vấn đề như vậy, có thể sẽ gây ra sự mất mát tài chính trong công ty trong trường hợp xóa bỏ hoàn toàn dữ liệu và lãng phí nhiều thời gian quý báu. Hãy làm theo vài thủ thuật nhỏ sau để khôi phục dữ liệu bị mất.
1. Sử dụng một số tiện ích khôi phục dữ liệu như SoftPerfect File Recovery, Recovery My Files và tiện íchHandy Recovery miễn phí
2. Nếu bạn chịu trách nhiệm quản trị dữ liệu và hệ thống, sử dụng các ổ sao lưu và thường xuyên sao chép lại toàn bộ dữ liệu trên máy chủ sang ổ đó.
3. Sử dụng UPS và các máy phát điện nếu thường xuyên xảy ra các lỗi nguồn bởi vì việc máy tính bị ngắt đột ngột có thể phá hỏng máy chủ và các hệ thống khác.
4. Luôn giữ cho môi trường đặt máy chủ không ẩm ướt và bụi bẩn.
Triệu chứng tiếng kêu bíp
Dưới đây là các tiếng bip kết hợp với IBP bios.
- 1 tiếng bíp ngắn ám chỉ một thông báo bình thường.
- 2 tiếng bíp ngắn báo hiệu các lỗi POST hiển thị trên màn hình.
- Các tiếng bíp liên tục đưa ra dấu hiệu lỗi nguồn điện và các lỗi card cắm khác.
- Một tiếng bíp dài và ngắn ám chỉ lỗi các bo mạch hệ thống.
- 3 tiếng bíp dài là lỗi bàn phím.
- Không có tiếng bíp hệ thống nào chứng tỏ là bị lỗi nguồn.